Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật & đồ họa

Bạn là sinh viên & bạn đang có nhu cầu mua laptop nhưng còn băn khoăn & lo lắng vì không biết chút gì về máy tính? Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất để chọn mua laptop.

Các thông số kỹ thuật của laptop

Dù là sinh viên kinh tế, kỹ thuật hay đồ họa thì việc tìm hiểu và nắm sơ lược về các thông số kỹ thuật cơ bản của 1 chiếc laptop như : CPU, RAM, ổ cứng ,… là điều cần thiết.

Với một chiếc laptop hiện nay muốn hoạt động tốt phải có những thông số sau đây :

1. Bộ xử lý (CPU) là gì?

CPU (tên tiếng anh Central Processing Unit): là một bộ xử lý trung tâm được xem như là bộ não của máy tính. Tại đây các thông tin được xử lý và điều khiển toàn bộ các hoạt động của laptop. CPU gồm 2 khối : CU-Control Unit và ALU-Arithmetic Logic Unit , mỗi khối có chức năng hoạt động khác nhau. Cụ thể như sau :

CU-Control Unit ( khối điều khiển ) các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống , mục đích để điều khiển chính xác các quá trình hoạt động.

ALU-Arithmetic Logic Unit ( Khối tính toán ) : có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu , đưa ra các kết quả tính toán chính xác nhất từ các phép toán học logic.
Tốc độ của CPU: phụ thuộc vào bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa, được tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, … Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng, chẳng hạn như core i5 thì chip

Hiện nay Intel và AMD là 2 nhà sản xuất lớn nhất. Các dòng laptop như Asus, Dell, Hp, Apple, Acer đều sử dụng các dạng CPU này, có giá thành khác nhau từ giá thấp đến cao cấpnào có xung nhịp cao hơn tốc độ xử lý hay hiệu suất làm việc sẽ cao hơn.

Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật & đồ họa (1)

2. Ý nghĩa của RAM?

RAM (tên tiếng anh là Random Access Memory): là bộ phận cực kỳ quan trọng cùng với vi xử lý (CPU) và bộ xử lý đồ họa (GPU), là bộ nhớ dữ liệu tạm thời , cho phép lưu giữ thông tin trong 1 khoảng thời gian ngắn . RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, Transistor… chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.

Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại : SRAM (tĩnh) và DRAM (động) :

SRAM : không bị mất nội dụng khi nạp trừ khi khởi động máy tính , nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

DRAM : được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính. DDR3, DDR3L hay DDR4 là các loại RAM được ưa chuộng nhất hiện nay.

RAM dung lượng bao nhiêu thì đủ ?

Mức tối thiểu là 1GB là phải bắt buộc, mà hầu như giờ hiếm thấy loại laptop nào có RAM 1GB . Dung lượng RAM nhiều hay ít còn quyết định bởi laptop chạy trên hệ điều hành gì . Chúng tôi khuyên cho dùng hệ điều hành gì thì cũng nên chọn dòng laptop có RAM trên 2GB trở lên. Bạn cũng yên tâm về RAM , Nếu máy tính đang có quá ít RAM mà vẫn còn khe cắm, bạn có thể nâng cấp RAM để tăng hiệu suất của máy tính.

Dung lượng RAM hay không gian lưu trữ càng lớn sẽ giúp laptop của bạn có thể chạy đa nhiệm được nhiều ứng dụng cùng lúc. Các mức dung lượng phổ biến bạn thường thấy như: 2GB, 4GB, 6GB, 8GB và 16GB.

3. Card đồ hoạ (VGA) là gì ? có vai trò gì ?

Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh của máy tính. Quan trọng nhất của Card đồ họa là bộ bộ xử lý đồ họa GPU ( Graphic Processing Unit), có chức năng một bộ vi xử lý chuyên dụng nhận nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ vi xử lý trung tâm CPU.

Có 2 loại card đồ họa cơ bản là card rời và card onboard ( tích hợp sẵn trên máy )

  • Card Onboard: được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (main) của laptop hay cụ thể hơn là CPU để thực hiện các tác vụ xử lý hình ảnh.
  • Card rời: cũng có nhiệm vụ xử lý các thông tin giống như Card Onboard nhưng card rời lại hoạt động độc lập và riêng lẻ hơn, do đó sẽ cho hình ảnh đồ họa sắc nét hơn rất nhiều.

Có 2 nhà sản xuất GPU chính đó là : NVIDIA và AMD/ATI . Tùy mỗi nhà sản xuất mà chức năng nhiệm vụ chủ yếu khách nhau . Như :

Giải trí: Geforce của NVIDIA, Radeon của AMD, Intel HD Graphics của Intel.

Biên tập phim, thiết kế đồ họa: Quadro của NVIDIA và Firepro của AMD được sử dụng trên các laptop workstations.

4. Ổ cứng là gì?

Ổ cứng quyết định tốc độ khởi động, chép xuất dữ liệu hay độ an toàn của những dữ liệu được lưu, chính vì vậy, khi quyết định mua máy tính thì bạn nên tìm hiểu kỹ những thông sốcủa ổ cứng để có được những nhìn nhận chính xác nhất về chất lượng của chiếc máy tính đó. Có 2 loại ổ cứng bạn cần quan tâm đó là : HDD và SSD.

Cả hai ổ SSD và ổ cứng HDD đều làm cùng một công việc: Khởi động hệ thống, lưu trữ các ứng dụng và các tập tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên thì mỗi ổ có những tính năng ưu nhược khác nhau. Vậy câu hỏi là dùng ổ cứng nào HDD hay SSD ?

Hai ổ cứng HDD và SSD có gì khác biệt ?

Việc so sánh đánh nên dùng ổ cứng nào tốt hơn ? ưu nhược của mỗi loại được phân tích ra rất rộng , nó được quyết định bởi : giá thành , dung lượng, tốc độ, độ bền, độ phổ biến, độ ồn,…

  • Giá thành : Ổ SSD đắt tiền hơn rất nhiều so với HDD có thể gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Ổ cứng SSD thông thường chuẩn 120GB thì tầm giá khoảng 1,2 triệu
  • Dung lượng : Ổ cứng SSD có dung lượng rất thấp nên rất hạn chế trong việc lưu trữ dữ liệu ở máy. Còn ổ HDD thì dùng lượng khá lớn có trung các dòng máy hiện nay rơi vào tầm cỡ 500GB tha hồ chứa phim ảnh, nhạc , tài liệu,…
  • Về tốc độ: Lựa chọn ổ SSD là thông minh, tốc độ khởi động cực nhanh trong vài giây, còn ổ HDD thì khó làm được điều này .
  • Về độ bền: Ổ cứng SSD không có bộ phận chuyển động, nên dù máy hoạt động mà có bị rơi rớt thì không ảnh hưởng gì. Còn ổ HDD thì đều không thể đọc được khi hệ thống bị tắt bởi vì các dữ đang được sẽ bay trên bề mặt đĩa ghi hàng trăm dặm một giờ khi chúng bắt đầu hoạt động.
  • Về sự phổ biến: Ổ cứng HDD thường sở dụng nhiều hơn. Nếu so sánh phân tích thống kê các sản phẩm từ Western Digital, Toshiba, Seagate, Samsung, và Hitachi thì bạn sẽ thấy ổ HDD chiếm vị trí nhiều hơn SSD.
  • Về tiếng ồn: Ổ HDD chạy sẽ phát ra tiếng ồn cao hơn khi nó được sử dụng từ các ổ đĩa hoặc đầu đọc di chuyển qua lại, hơn nữa hệ thống toàn bộ bằng kim loại. Trong khi đó ổ SSD thì chạy rất êm khi hoạt động vì nó không có nhiều cấu tạo bằng kim loại.
    Vậy nên mua laptop có ổ cứng gì ?

5. Pin Laptop

Thực ra thì pin thì cũng không mấy quá quan trọng, đa phần thì thông số pin giữa các hãng , giữa các máy cùng giá tiền không chênh lệch nhau quá nhiều, có thể chênh lệch 1 ít thời cũng không phải là yếu tố làm bạn phân vân.

Bạn có quan tâm đến pin thì cần trọng yếu tố cell, và cell càng nhiều thì thời gian sử dụng càng lâu. Các loại pin 3, 4, 6, 8, 9 hay 12 cell thường rất phổ biến hiện nay.

Nhu cầu sử dụng laptop để làm gì ?

1. Mua Laptop để làm việc và học tập

Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật & đồ họa (2)

Bạn là sinh viên các ngành tự nhiên kinh tế, có thể sau này là dân kế toán văn phòng, dân viết lách, MMO,… thì công việc chung cơ bản sẽ là soạn thảo văn bản, dùng các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như word, exel, nhập dữ liệu tính toán hoặc giải trí xem phim nghe nhạc, lướt web,… thì chỉ cần đầu tư một chiếc laptop với cấu hình đơn giản là ok rồi. Cụ thể tầm cỡ : màn hình 14 inch, CPU 2 nhân và GPU tích hợp là khá ổn.

Với yêu cầu thì giá thành hiện nay không quá khó để bạn lựa chọn laptop hiệu nào tốt. Do đó , với Tầm cỡ 10 triệu đổ lại là có khả năng đáp ứng tốt. Tuy nhiên tùy tính chất công việc cụ thể của mỗi người riêng biệt khác nhau, hiện nay cũng có nhiều nhân viên văn phòng cày với các phần mềm nặng kinh khủng và treo máy hoặc ì ạch là máu lên não ah.

2. Mua Laptop để chơi game mượt

Laptop chơi game mượt mờ như game thủ thì cần phải giá thành cao, cấu hình khủng. Tuy nhiên với các dòng phổ thông vừa kết hợp làm việc, vừa chơi game online giải trí thì làm sao ? chọn máy như thế nào tốt để chơi game tốt?

Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật & đồ họa (3)

Dưới đây là gợi ý bạn cần tham khảo :

+ Cấu hình mạnh : Chơi game mà bị lát bị giật thì chỉ có là bưng cái máy lia mẹ ra ngoài cửa sổ ( vì chúng tôi đã chứng kiến cảnh này, game thủ quá nhập tâm trong khi máy đơ , có thể chúng tôi dùng lời lẽ không phù với văn phông của người tư vấn, nhưng người chơi game lại kết những câu nói và tục tĩu này ) Ok. Cấu hình mạnh phải cao hơn core i5, i7, bạn cũng nên lưu đến những ký tự phía sau đó. Ví dụ các máy laptop thông thường có Core i5 7200U (tiết kiệm điện, máy mỏng) thì các laptop chuyên game này phải là 7300HQ, ký tự HQ này cho biết đây là dòng chip có hiệu năng cao.

+ RAM: Chắc chắn một điều, dung lượng RAM càng cao càng tốt, với RAM tầm 4 GB thì chỉ đủ với các game nặng bình thường, còn đối với game khủng đồ họa đẹp thì cứ 8 GB trở lên mà chọn thôi các bạn nha.

+ Ổ cứng: Phải là SSD , còn nếu HDD thì dung lượng tối thiểu 500GB.

+ Card đồ họa : Card màn hình tích hợp Intel thì cũng không ổn cho game khủng, cấu hình card cho các máy này từ NVIDIA GeForce GTX 1050, NVIDIA GeForce GTX 1050Ti trở lên thôi.

+ Bàn phím và âm thanh : Độ nhạy của bàn phím cũng là yếu tố của các game thủ khó tính, đi kèm loa là yếu tố kích thích sự hưng phấn cho trận game thêm hấp dẫn.

3. Mua laptop cho dân kỹ thuật, thiết kế, đồ họa

Nếu bạn là dân kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, chuyên thiết kế đồ họa sử dụng các phần mềm trâu thì các dòng máy có giá dưới 15 triệu khó làm bạn hài lòng.

Các phần mềm chiếc phần lớn của RAM và ổ cứng như : Unigraphics NX , Catia ,I-DEAS ,Pro-E , Solidword, autocad, photoshop, 3Dmax,… và nhiều hơn nữa, thì dưới đây là những gợi ý dưới đây chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.

Kinh nghiệm chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật & đồ họa (4)

Gợi ý tiêu chí chọn mua dành cho dân kỹ thuật :

+ CPU ổn định và khỏe : Cái đầu tiên chọn mua laptop bền khủng thì cần quan tâm trước mắt đó là cấu hình. Bạn phải hiểu cần chọn loại máy có cấu hình trâu mới có thể chạy nhanh các phần mềm bạn đang sử dụng như : Cad, photoshop,… vẽ 3D, dựng phim,… thì phải chọn máy core i5 trở lên, tốt nhất là core i7 . Đừng có cố tiết kiệm chi phí mà chọn core i3 vì thật quá lãng phí khi cài các phần mềm này sẽ tạo dung lượng khá lớn.

Trong dân kỹ thuật chúng mình đâu phải mở một lần một phần mềm đâu. Nếu chọn dòng core i3 trở luôn chắc chắc làm việc nửa chừng sẽ bị treo máy là điều dễ thấy. Và chả ai muốn điều này xảy ra.

+ RAM : Tối thiểu phải 4GB tốt nhất nên 8GB thì khả năng xử lý mới mướt hơn được. Ví dụ bạn chuyên đồ họa thì chắc hẳn bạn có cài ứng dụng dựng video Adobe Premiere thì phải chọn RAM bét nhất phải là 4GB với Windwos 64 bit.

Các ngành khác như cơ khí, xây dựng, kiến trúc khác thì cũng tương tự tốt nhất RAM vẫn 8GB.

+ Ổ cứng SSD : Phải là Ổ cứng SSD, bởi việc quyết định máy khởi động nhanh chậm, tốc độ xử lý công việc nhiều phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên phải là ổ cứng SSD. Tuy nhiên nhược điểm là bạn khó lựa chọn máy có ổ SSD phù hợp được. Hơn nữa ổ SSD dung lượng khá thấp ( 128GB hoặc 256GB) so với ổ HDD truyền thống là 500GB.

+ Card đồ họa : Mấy anh em dân đồ họa lẫn cơ khí hay xây dựng thì phải cần thêm card đồ họa rời rồi, đây là “vũ khí” quan trọng nhất của dòng laptop này mà!

Đối với laptop Windows thì cần trang bị card rời từ NVIDIA GeForce 940MX, NVIDIA GeForce GTX 950M trở lên là tốt. Tùy vào công việc của bạn nữa, nếu làm về thiết kế 3D, thiết kế mô hình nhiều thì chọn các loại card cao hơn như GTX 1050…

Đa phần mấy dân thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất thường chọn dòng Macbook nhiều hơn , bởi máy được tích hợp Intel Iris Plus Graphics 640 (hoặc card rời AMD Pro 450) . Ngoài ra dòng này được đánh giá khá cao về độ sắc nét màn hình, mỏng nhẹ, thiết kế sang chảnh tiện lợi mang máy theo đưa các mẫu thiết kế cho khách lựa chọn.

+ Màn hình : Kích thước màn hình nên chọn khoảng 14 inch trở lên, trừ Macbook 12-13.3 inch. Nhiều người có nhu cầu khá cao nên phải mua thêm màn hình rời lớn hơn để làm việc rồi cho thỏa mãn.

Độ phân giải màn hình nên từ Full HD (1920 x 1080) trở lên, để khi làm các ứng dụng đồ họa thường phải zoom lớn thì khả năng hiển thị cao sẽ làm việc chuẩn xác hơn. Thêm nữa, màu sắc của màn hình Full HD, 4K cũng chuẩn hơn trong việc thiết kế.

Trên đây là một vài lưu ý cũng như kinh nghiệm chọn mua latop cho sinh viên kinh tế, kỹ thuật, đồ họa … Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn sở hữu được chiếc laptop ưng ý.